Sau thời nhà Thanh Người đứng đầu của hoàng tộc tiền triều ở Trung Quốc

Hoàng tộc Ái Tân Giác La

Năm 1912, nhà Thanh bị lật đổ và Trung Quốc được tuyên bố là một nước cộng hòa.

Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, sau này trở thành hoàng đế của Mãn Châu Quốc đóng tại đông bắc Trung Quốc, từ năm 1934 đến năm 1945; ông là hoàng đế duy nhất của Mãn Châu Quốc và đế quốc này đã bị xóa bỏ vào năm 1945. Ông qua đời mà không người nối dõi vào năm 1967. Em trai của ông là hoàng tử Phổ Kiệt do đó là người kế vị theo luật kế vị năm 1937 [21]. Các bài viết được đăng trên Chicago TimesThe New York Times thừa nhận Phổ Kiệt là người thừa kế ngai vàng [22].

Phổ Kiệt qua đời năm 1994. Ông có một người con gái còn sống là công chúa Hộ Sanh, sinh năm 1941 và được đổi tên thành "Fukunaga Kosei" (福永嫮生) khi bà kết hôn với một người Nhật vào năm 1968. Tuy nhiên, bộ luật nói trên chỉ cho nam giới kế vị [23]. Một số bài báo cho rằng Kim Dục Chướng (金毓嶂), cháu trai của Phõ Nghi và Phõ Kiệt, hiện là người đúng đầu của hoàng tộc Ái Tân Giác La [24].

Dòng kế vị hiện tại của gia tộc Ái Tân Giác La là:

Trong sách The Empty Throne, nhà báo Tony Scotland kể về việc tìm thấy hoàng tử Dục Nham, người sống trong một hố bùn gần cung điện hoàng gia [26]. Dục Nham, một người họ hàng xa của Phõ Nghi, nói với Scotland rằng cựu hoàng đế đã phong cho ông làm người thừa kế ngai vàng trong một buổi lễ được thực hiện trong khi họ cùng bị giam ở Nga vào năm 1950 [27] Tuyên bố này không được bất kỳ tài liệu chính thức nào chứng thực, mặc dù theo thông lệ của nhà Thanh, hoàng đế ghi tên người kế vị của mình trong di chúc hoặc sắc lệnh. Cuốn tự truyện của Phõ Nghi chỉ xác nhận rằng ý tưởng đã từng được nghĩ đến [28]. Dục Nham mất năm 1997. Con trai cả của ông là hoàng tử Hằng Trấn, sinh năm 1944 [29]

Đế quốc Trung Hoa (1915–1916)

Năm 1915, Viên Thế Khải cố gắng khôi phục chế độ quân chủ ở Trung Quốc; ông tuyên bố thành lập Đế quốc Trung Hoa và tự xưng là Hoàng đế Hồng Hiến. Tuy nhiên, do sự phản đối lớn ở khắp các tỉnh của Trung Quốc, Viên Thế Khải buộc phải bỏ ý xưng đế và qua đời vào ngày 6 tháng 6 năm 1916 với tư cách là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc [30]. Trong quá trình chuẩn bị xây dựng đế chế, Viên Thế Khải đã lên kế hoạch để Viên Khắc Định, con trai cả của ông trở thành thái tử của Đế quốc Trung Quốc. Viên Khắc Định vẫn giữ phong thái hành sự của một "thái tử" trong nhiều thập kỷ sau đó [31].

Viên Khắc Định có một con trai và hai con gái với hậu duệ còn sống, mặc dù ông có 31 anh chị em khác [31]:

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người đứng đầu của hoàng tộc tiền triều ở Trung Quốc http://www.theage.com.au/news/World/Heir-to-Chinas... http://en.people.cn/english/200012/11/eng20001211_... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/Presen... https://books.google.com/books?id=4TfPJpJRV_0C&pg=... https://books.google.com/books?id=DwgvjqO5ivUC&pg=... https://books.google.com/books?id=ECJQBwAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=MmwKAQAAIAAJ https://books.google.com/books?id=TMMvxX67FpIC&pg=... https://books.google.com/books?id=s0wrdzMXPZ8C&pg=... https://books.google.com/books?id=vyM-AQAAMAAJ